Mùa hè dễ bị tăng huyết áp: Dùng ngay món cháo này ăn thì tốt ngang “thần dược” lại còn có da căng mịn

Dùng đậu xanh nấu với gạo tẻ thành cháo ăn hàng ngày trị tăng huyết áp , làm đẹp da

Tăng huyết áp là một trong những chứng bệnh rất hay gặp vào mùa hè. Tăng huyết áp, còn được gọi là cao huyết áp, là một tình trạng mà trong đó các mạch máu liên tục tăng áp lực.

Tăng huyết áp được coi là “kẻ huỷ hoại sức khỏe thầm lặng” bởi nó hiếm khi gây ra các triệu chứng khiến nhiều người không hề biết là mình đang mắc phải. Đây là căn bệnh rất phổ biến ở người trẻ thời hiện đại. Đặc biệt là dân văn phòng .

Hạ huyết áp, tăng tuần hoàn máu, bù nhiệt có thể uống nước ion kiềm điện giải 

Trong thời điểm mùa nắng nóng hiện nay, dù nam hay nữ, bạn cũng cần điều chỉnh lối sống, thói quen ăn uống để hạ huyết áp, giúp huyết áp ổn định. Nhất là dân văn phòng.

Dùng đậu xanh nấu với gạo tẻ thành cháo ăn hàng ngày trị tăng huyết áp , làm đẹp da

Tăng huyết áp là một trong những chứng bệnh rất hay gặp vào mùa hè. Tăng huyết áp, còn được gọi là cao huyết áp, là một tình trạng mà trong đó các mạch máu liên tục tăng áp lực.

Tăng huyết áp được coi là “kẻ huỷ hoại sức khỏe thầm lặng” bởi nó hiếm khi gây ra các triệu chứng khiến nhiều người không hề biết là mình đang mắc phải. Đây là căn bệnh rất phổ biến ở người trẻ thời hiện đại. Đặc biệt là dân văn phòng .

Theo báo cáo của Hội Tim mạch Việt Nam, tăng huyết áp đang ngày càng trở thành một vấn đề lớn đối với y tế cộng đồng. Số liệu mới nhất từ chương trình phòng chống tăng huyết áp quốc gia cho thấy, tỷ lệ các ca mắc bệnh trên 25 tuổi chiếm 47,3%, con số này tương đương xấp xỉ 20,8 triệu bệnh nhân. Khả năng mắc bệnh ở nam giới cao hơn nữ giới với tỷ lệ tương ứng là 56,4% và 42,6%.

Thống kê cũng cho thấy, bệnh tim mạch đang là nguyên nhân dẫn đến con số 17 triệu người chết mỗi năm, chiếm gần 1/3 tổng số các ca tử vong trên toàn cầu.

Trong số này, có 9,4 triệu ca tử vong là do biến chứng của tăng huyết áp. Tăng huyết áp đang chiếm ít nhất 45% các ca tử vong do bệnh tim mạch và 51% các ca tử vong do đột quỵ.

Do đó, trong thời điểm mùa nắng nóng hiện nay, dù nam hay nữ, bạn cũng cần điều chỉnh lối sống, thói quen ăn uống để hạ huyết áp , giúp huyết áp ổn định. Nhất là dân văn phòng có thói quen ít vận động, nguy cơ này càng cao.

Mùa hè dễ bị tăng huyết áp: Dùng ngay món cháo này ăn thì tốt ngang thần dược lại còn có da căng mịn - Ảnh 2.

Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), có rất nhiều những món ăn quen thuộc giúp hạ huyết áp hiệu quả, lại có công dụng giải nhiệt , rất thích hợp dùng vào mùa hè. Đậu xanh và gạo tẻ đem nấu thành cháo ăn tuy đơn giản nhưng lại có công dụng hạ huyết áp rất tốt, lại giải nhiệt vào mùa hè.

Để làm món ăn chữa tăng huyết áp này, bạn cần:

– Đậu xanh 100g.

– Gạo tẻ 100g.

Đem vo đậu xanh và gạo tẻ cho sạch rồi nấu nhừ thành cháo ăn hàng ngày. Ăn liên tục trong vòng 5 ngày với liều lượng như trên là xong một liệu trình. Sau đó, bạn có thể nghỉ 1-2 tuần rồi lại tiếp tục liệu trình cháo đậu xanh sẽ giúp hạ huyết áp, giải nhiệt rất tốt.

Mùa hè dễ bị tăng huyết áp: Dùng ngay món cháo này ăn thì tốt ngang thần dược lại còn có da căng mịn - Ảnh 3.

Theo lương y Bùi Hồng Minh, trong Đông y, đậu xanh vị ngọt tính mát, vào tâm, vị, tính hàn, không độc, bổ nguyên khí, thanh nhiệt mát gan, giải được trăm thứ độc.

Ngoài công dụng hạ huyết áp, đậu xanh còn có thể làm sạch mát nước tiểu, chữa lở loét, làm sáng mắt, nhuận họng, mát buồng mật, bổ dạ dày, hết đi tả. Đậu xanh đặc biệt thích hợp với các bệnh nhân say nắng, miệng khát, người nóng, thấp nhiệt, ung nhọt, viêm tuyến má, đậu mùa, nhìn mọi vật không rõ.

Nghiên cứu của y học hiện đại cũng cho thấy, đậu xanh chứa protein, lipid, carbohydrat, chất xơ; ngoài ra có nhiều vitamin (A, B1, B2, B6, PP, C, axit folic, axit panthotenic) và nguyên tố Na, K, Ca, P, Fe, Cu…). Trong vỏ hạt đậu chứa flavonoid.

Do đó, khi ăn đậu không nên bỏ qua nguồn dưỡng chất quan trọng này. Nguồn dưỡng chất dồi dào từ đậu xanh chính là vũ khí chữa bệnh và tăng sinh collagen, cho làn da phụ nữ đẹp không tuổi.

Ngoài hạ huyết áp, ăn đậu xanh có thể chữa khỏi những bệnh nào?

– Chữa say nắng, say nóng: Đậu xanh 50 – 100g xay vỡ, để nguyên cả vỏ, cho nước nấu nhừ, thêm ít đường phèn và ăn.

Mùa hè dễ bị tăng huyết áp: Dùng ngay món cháo này ăn thì tốt ngang thần dược lại còn có da căng mịn - Ảnh 4.

– Trị mụn trứng cá: Mỗi ngày bạn dùng 20g lá dâu tươi (hoặc 10g lá dâu khô) và 20g đậu xanh, rửa sạch, cho vào 1 lít nước, sắc cạn còn 500ml, chắt ra lấy nước uống trong ngày. Ngoài ra, bạn cũng có thể lấy lá dâu và đậu xanh với tỷ lệ bằng nhau đem giã nát rồi đắp mặt cũng giúp chữa mụn hiệu quả.

– Chữa viêm da cấp tính, sẩn ngứa, mề đay: Đậu xanh xay 30g, rong biển (hải đới) 50g, gạo nếp 50g, đường liều lượng tùy ý. Rong biển ngâm mềm, gạo và đậu đem nấu thành cháo nhừ, cho rong biển nấu tiếp khoảng 5 phút rồi cho đường khuấy đều. Ăn đều đặn, da dẻ sẽ hết ngứa và mịn màng hơn.

– Chữa lên sởi: 15g vỏ đậu xanh, sắc với nước chia ra uống thay nước hàng ngày. Để dễ uống có thể bỏ thêm một chút đường. Uống đều đặn cho đến khi bệnh khỏi. Hoặc lấy 15 g bột đậu xanh, 30 g bột hoạt thạch nghiền vụn, trộn đều để xoa lên những chỗ bị rôm sảy.

Mùa hè dễ bị tăng huyết áp: Dùng ngay món cháo này ăn thì tốt ngang thần dược lại còn có da căng mịn - Ảnh 5.

– Ngộ độc thực phẩm: Dùng từ 30-120g đậu xanh ngâm trong nước cho đến khi đậu nở, sau đó nghiền mịn, gạn lấy nước uống.

– Chữa ho, khản cổ: Giá đỗ xanh từ 300-500g, rửa sạch, giã nát, đổ thêm chút nước đun sôi để nguội vào, chắt lấy nước uống.

Lưu ý dùng đậu xanh giải nhiệt, làm thuốc chữa bệnh

– Người có thân nhiệt tính hàn như chân tay lạnh thiếu lực, lưng, chân đau nhức và đi ngoài phân lỏng… không nên ăn đậu xanh.

– Người già và trẻ em không nên ăn nhiều đậu xanh vì trong đậu xanh có chứa một số hàm lượng dinh dưỡng còn cao hơn thịt gà, nên trong thời gian ngắn khó tiêu hóa hết, dẫn đến đầy bụng và khó chịu.

– Không ăn đậu xanh khi đói vì đậu xanh có tính hàn khi ăn vào bụng đói không tốt cho dạ dày.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *